Lịch sử ngành âm thanh luôn đeo đuổi một giấc mơ ngàn đời: đó là làm sao nói nhỏ, nói nhẹ mà khuếch âm thật lớn: nghĩa là micro thật nhạy, âmply thật khỏe và loa thật to. Điều này dễ dàng thực hiện trong không gian rộng rãi như sân vận động, nhưng trong căn nhà hay rạp hát thì luôn luôn bị hú rít nếu khuếch âm quá lớn
Hú rít, hay còn gọi theo tiếng chuyên môn là “hồi tiếp dương” tiếng Anh là “positive feed back” nghĩa là âm thanh phát ra từ loa bị dội người về mic để khuếch âm lần nữa rồi lại phát ra loa rồi lại dội ngược về. Cứ vòng tròn tái sinh này ngày càng sản sinh âm thanh lớn hơn, lớn hơn nữa tạo thành tiếng hú rít đinh tai nhức óc gây khó chịu.
Tiếng hú này chỉ chấm dứt nếu người chỉnh âm thanh nhanh tay vặn nhỏ volume, hoặc tắt cái mic hay quay cái mic để chỗ khác để ngắt cái vòng tròn tái sinh khủng khiếp này. Từ đó sinh ra một ngành nghề mới: nghề chỉnh âm thanh trong rạp hát, hay sự kiện. Người làm nghề này tiếng Anh gọi là Sound Man, rất cần thiết phải cả trong nhà hát ca kịch.
Thao tác chống hú bằng tay của soundman trước kia
Trên thực tế, người ta không đơn giản chỉ vặn nhỏ volume xuống để cắt tiếng hú, vì phải trả giá là cắt mất giọng hát, giọng nói của diễn viên. Các nghiên cứu trên thực tế chỉ ra rằng chỉ bị tái sinh gây hú ở một tần số nhất định trong phổ tần số giọng hát từ 20 Herzt tới 20 KHz (đọc là 20.000 Kilo Herzt)
Từ đó, nhân viên chỉnh âm thanh Sound Man sẽ được trang bị một cái bàn chỉnh có thể nâng hạ nhiều tần số trong toàn phổ giọng nói. Tần số nào đang bị tái sinh, tức gây hút rít thì kéo cần chỉnh tần số đó. Sau đó, khi diễn viên di chuyển đến vị trí khác không còn hú thì trả tần số đó lên như cũ
Giọng nói diễn viên khi hú rít xảy ra sẽ chỉ bị cắt một vài tần số nên không bị nhỏ lại. Nhân viên chỉnh âm Sound Man rất căng thẳng theo dõi đèn báo tần số nào đang bị hút rít để cắt rồi nhả lại liên tục
Ngày nay, nhờ giải pháp vang số (digital echo), công việc căng thẳng của Sound Man sẽ được thay thế bằng phần mềm tự động. Phần mềm tự bóc tách tần số nào đang bị tái sinh gây hú rít, giảm nhỏ tần số đó cho đến khi an toàn không hú rít thì nâng lên trở lại
Bí quyết là khi xảy ra hút rít, sẽ giảm đi bao nhiêu? Bao lâu bắt đầu giảm? Bao lâu khôi phục lại? Giảm nhiệt tình quá thì người hát sẽ bị mệt vì tiếng nhỏ lại, giảm nương tay quá thì hú rít vẫn còn hoài. Tất cả thông số này, cùng với một loại thông số khác gọi là “giải thuật chống hú” và đó là bí quyết của các hãng loa kéo tại Việt Nam mà các loa kéo Trung Quốc không có được.